Các bạn muốn học tiếng hàn
mà chưa có Kinh
nghiệm học tiếng hàn thì có
thể tìm các phương
pháp học tiếng hàn hiệu quả
trên mạng hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!
Tiềm ẩn rủi ro dịch vụ ngân hàng qua điện thoại
(ANTV) - Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking) với nhiều tiện ích mang lại đã thu hút được số lượng người dùng không nhỏ nhưng bên cạnh đó dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà khách hàng cần lưu ý cảnh giác khi sử dụng.
Rất thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua điện thoại, hay còn gọi là Mobile Banking bởi tính tiện lợi của nó, nhưng nhiều người vẫn không hoàn toàn yên tâm.
Chị Lê Thị Ngần - Nhân viên văn phòng chia sẻ: "Dịch vụ này rất tiện ích,khả năng thanh toán nhanh, tiện lợi, khi bận không ra ngân hàng được thì mình có thể sử dụng trực tiếp qua điện thoại. Nhưng mình cũng hơi băn khoăn và e ngại về tính bảo mật của nó, mình cũng không hiểu cách sử dụng hay bảo mật của ngân hàng giúp cho khách hàng được tối ưu đến đâu."
Vụ việc hàng ngàn chiếc điện thoại tại Việt Nam bị theo dõi, nghe lén, đọc trộm tin nhắn hay thậm chí bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển vào tháng 6 vừa qua là một minh chứng cho thấy mọi hoạt động trên mobile có thể mang đến rủi ro bảo mật bất cứ lúc nào.
Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav cho biết: "Điện thoại di động sẽ đối mặt với những nguy cơ mà khi sử dụng máy tính chúng ta gặp phải như nguy cơ bị nhiễm mã độc, nguy cơ bị đánh cắp tài khoản và ngoài ra thì hiện nay cũng đã xuất hiện thêm một loại mã độc mới lây nhiễm giữa máy tính cũng như thiết bị di động như vậy mức độ nguy hiểm ngày càng cao hơn."
Chỉ cần điện thoại trong tay người khác 5 phút là đã có thể bị cài một phần mềm nghe lén. Lúc này, mọi hoạt động, cuộc gọi, tin nhắn, hình ảnh… của bạn đều có thể bị phần mềm nghe lén ghi lại và gửi về server. Hậu quả, các thông tin cá nhân quan trọng từ số tài khoản, giao dịch ngân hàng, mật khẩu đến các dữ liệu mang tính riêng tư sẽ nằm trong tay kẻ xấu.
Đặc biệt, đối với giao dịch Mobile Banking, nếu mật khẩu bị lộ kèm theo một số thông tin cá nhân khác như số điện thoại di động, CMND thì tin tặc có thể kích hoạt ứng dụng dịch vụ trên một thiết bị khác và tài khoản ngân hàng có thể đã bị “sang tay” mà người dùng không biết. Người dùng cần chủ động bảo vệ thiết bị của mình để hạn chế tối đa nguy cơ này.
Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav: "Không nên cài đặt tùy tiện những phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc từ những kho ứng dụng chúng ta không biết được có tin tưởng được hay không, bởi vì hiện nay mã độc để lây nhiễm vào điện thoại của người sử dụng chủ yếu qua con đường cài đặt những phần mềm như là phần mềm giả mạo những phần mềm nổi tiếng hoặc phần mềm gắn kèm theo những phần mềm thông dụng và mạo danh. Khi người sử dụng tải về và cài đặt thì vô hình chung đã cài đặt phần mềm giám sát trên điện thoại của mình và hacker có thể kiểm soát được tất cả thông tin trên điện thoại. Và tiếp theo nữa là chúng ta không nên tùy tiện bấm vào những đường link lạ khi chúng ta nhận được email nhất là trên điện thoại."
Bên cạnh đó, theo chuyên gia của BKAV, để bảo vệ dữ liệu trong điện thoại khi bị mất, khách hàng nên tìm hiểu những ứng dụng, tiện ích trên chính điện thoại của mình theo từng hệ điều hành như: Find my iPhone qua tài khoản iCloud, Android Device Manager với tài khoản Google,..tất cả các dịch vụ này đều cho phép khóa hoặc xóa dữ liệu từ xa nếu điện thoại của bạn bị chiếm đoạt.
(ANTV) - Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking) với nhiều tiện ích mang lại đã thu hút được số lượng người dùng không nhỏ nhưng bên cạnh đó dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà khách hàng cần lưu ý cảnh giác khi sử dụng.
Rất thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua điện thoại, hay còn gọi là Mobile Banking bởi tính tiện lợi của nó, nhưng nhiều người vẫn không hoàn toàn yên tâm.
Chị Lê Thị Ngần - Nhân viên văn phòng chia sẻ: "Dịch vụ này rất tiện ích,khả năng thanh toán nhanh, tiện lợi, khi bận không ra ngân hàng được thì mình có thể sử dụng trực tiếp qua điện thoại. Nhưng mình cũng hơi băn khoăn và e ngại về tính bảo mật của nó, mình cũng không hiểu cách sử dụng hay bảo mật của ngân hàng giúp cho khách hàng được tối ưu đến đâu."
Vụ việc hàng ngàn chiếc điện thoại tại Việt Nam bị theo dõi, nghe lén, đọc trộm tin nhắn hay thậm chí bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển vào tháng 6 vừa qua là một minh chứng cho thấy mọi hoạt động trên mobile có thể mang đến rủi ro bảo mật bất cứ lúc nào.
Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav cho biết: "Điện thoại di động sẽ đối mặt với những nguy cơ mà khi sử dụng máy tính chúng ta gặp phải như nguy cơ bị nhiễm mã độc, nguy cơ bị đánh cắp tài khoản và ngoài ra thì hiện nay cũng đã xuất hiện thêm một loại mã độc mới lây nhiễm giữa máy tính cũng như thiết bị di động như vậy mức độ nguy hiểm ngày càng cao hơn."
Chỉ cần điện thoại trong tay người khác 5 phút là đã có thể bị cài một phần mềm nghe lén. Lúc này, mọi hoạt động, cuộc gọi, tin nhắn, hình ảnh… của bạn đều có thể bị phần mềm nghe lén ghi lại và gửi về server. Hậu quả, các thông tin cá nhân quan trọng từ số tài khoản, giao dịch ngân hàng, mật khẩu đến các dữ liệu mang tính riêng tư sẽ nằm trong tay kẻ xấu.
Đặc biệt, đối với giao dịch Mobile Banking, nếu mật khẩu bị lộ kèm theo một số thông tin cá nhân khác như số điện thoại di động, CMND thì tin tặc có thể kích hoạt ứng dụng dịch vụ trên một thiết bị khác và tài khoản ngân hàng có thể đã bị “sang tay” mà người dùng không biết. Người dùng cần chủ động bảo vệ thiết bị của mình để hạn chế tối đa nguy cơ này.
Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav: "Không nên cài đặt tùy tiện những phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc từ những kho ứng dụng chúng ta không biết được có tin tưởng được hay không, bởi vì hiện nay mã độc để lây nhiễm vào điện thoại của người sử dụng chủ yếu qua con đường cài đặt những phần mềm như là phần mềm giả mạo những phần mềm nổi tiếng hoặc phần mềm gắn kèm theo những phần mềm thông dụng và mạo danh. Khi người sử dụng tải về và cài đặt thì vô hình chung đã cài đặt phần mềm giám sát trên điện thoại của mình và hacker có thể kiểm soát được tất cả thông tin trên điện thoại. Và tiếp theo nữa là chúng ta không nên tùy tiện bấm vào những đường link lạ khi chúng ta nhận được email nhất là trên điện thoại."
Bên cạnh đó, theo chuyên gia của BKAV, để bảo vệ dữ liệu trong điện thoại khi bị mất, khách hàng nên tìm hiểu những ứng dụng, tiện ích trên chính điện thoại của mình theo từng hệ điều hành như: Find my iPhone qua tài khoản iCloud, Android Device Manager với tài khoản Google,..tất cả các dịch vụ này đều cho phép khóa hoặc xóa dữ liệu từ xa nếu điện thoại của bạn bị chiếm đoạt.
Website: trung tam tieng han
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét