Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Cách Học Tiếng Hàn Không Khó

Đi học đúng giờ

Các bạn cần phải tự rèn cho mình nguyên tắc này. Học tiếng Hàn là phải yêu thích nó và tự nghiêm khắc với mình rằng phải tôn trọng giáo viên cũng là tôn trọng chính mình. Đi học đúng giờ sẽ giúp bạn tiếp thu bài học hiệu quả, không bỏ sót phần nào trong bài giảng. Và quan trọng những phút đầu giờ là những phút học vui và bổ ích. Lúc đó giáo viên ôn lại bài cũ và hỏi các bạn để giúp các bạn có những phản xạ nói tiếng Hàn một cách tự nhiên.

Chăm chỉ học bài và làm bài tập tiếng Hàn

Học trên lớp thôi là chưa đủ, các bạn về nhà cần phải xem lại bài học hôm nay, phải luyện tập thật nhiều, ghi nhớ trong đầu những kiến thức mình đã học trên lớp để áp dụng làm các bài tập. Tiếp đó cần phải xem qua và chuẩn bị bài học tiếp theo để có thể tiếp thu hiệu quả tránh việc khi giáo viên hỏi đến bạn mới bắt đầu mang sách vở ra và tìm loạn hết lên. Như thế thì việc học tiếng của bạn coi như uổng công rồi

Mạnh dạn sử dụng tiếng Hàn thật nhiều

Bạn không được ngại nghĩ, ngại nói. Phải nói thật nhiều. Lên lớp phải thường xuyên học nói với các bạn, với giáo viên. Có thể lúc đầu bạn nói sai rất nhiều nhưng sau những lần như thế bạn sẽ biết cách sửa và không bao giờ mắc phải những lỗi  đó nữa. Các bạn cũng có thể đến một số trung tâm tiếng hàn để có thể được giao tiếp với nhiều người nước ngoài, từ đó bạn có thể nâng cao trình độ của mình nhé!

Thay đổi thói quen tư duy

Chúng ta là người Việt nên bình thường khi nghĩ về 1 điều gì chúng ta hay tư duy bằng tiếng Việt. Khi học tiếng Hàn rồi, thì bạn nên thử nghĩ và nói bằng tiếng Hàn Quốc nhiều hơn. Bắt đầu bằng những từ vựng đơn giản sau đó là cụm từ và nói thành câu.

nguồn: trungtamtienghan.edu.vn

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Việc Cần Làm Khi Du Học Hàn Quốc

Bước 1. Chuẩn bị nhập học

    Chọn lựa khoa và trường đại học. Nếu bạn chưa lựa chọn được trường nào thì có thể xem tại link:
các trường đại học tốt nhất hàn quốc
    Chuẩn bị tài liệu và đơn yêu cầu xin nhập học.
    Gửi tài liệu và đơn xin nhập học. Bạn có thể gửi trực tiếp qua mail hoặc đến trung tâm tiếng hàn sofl để nhờ trung tâm gửi hộ nhé!
    Nhận đơn cho phép nhập học.

Bước 2. Chuẩn bị nhập cảnh


    Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến visa. Bạn có thể đến Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc Trung Tâm Tiếng Hàn SOFL để có thể chuẩn bị các hồ sơ có liên quan.
    Xin visa.
    (Tham khảo tại website immigration.go.kr.)
    Lấy visa.

Bước 3. Nhập cảnh

    Kiểm tra xuất nhập cảnh ở sân bay.
    Kiểm duyệt hải quan.

Bước 4. Sau khi nhập cảnh

    Đến Hàn Quốc làm thủ tục nhập học và định hướng.

    (Làm bảng báo cáo về gia đình, tham quan khuôn viên trường, xin học, làm tài khoản ngân hàng, cấp thẻ sinh viên.)
    Đăng ký công dân nước ngoài và khai báo nhập tài khoản ngân hàng, cấp thẻ sinh viên.

    (Trong vòng 90 ngày phải khai báo nhập cảnh ở đại sứ quán Hàn Quốc và đăng ký công dân nước ngoài tại văn phòng quản lý xuất nhập cảnh.)

nguồn: trungtamtienghan.edu.vn

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Những kỹ năng du học sinh Hàn Quốc cần có





Nếu bạn có ý định du học Hàn Quốc thì không chỉ cần chuẩn bị về tài chính và kiến thức bạn còn cần trang bị cho mình cả những kỹ năng sống cơ bản. Dưới đây là những kỹ năng du học sinh cần có để quản lý cuộc sống xa nhà của mình.

Thứ nhất: Kỹ năng tự lập

Du học có nghĩa là bạn phải tự làm mọi việc từ bé đến lớn, tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự chăm sóc, tự lau dọn, tự chi tiêu, tự học… Môi trường của một du học sinh bắt buộc bạn phải như thế. Bởi lẽ không ai có thể giúp đỡ bạn như khi còn sống với gia đình.

Cuộc sống tự lập với các bạn chưa sống xa nhà lần nào sẽ rất khó khăn. Các bạn phải làm hết tất cả những việc mà mình chưa từng làm khi còn ở nhà như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà....  Việc tự lập sẽ giúp cho ban đúc rút được nhiều kinh nghiệm cần có trong cuộc sống, giúp ta trưởng thành hơn.

 Thứ hai: Kỹ năng tự quyết định

Ở kỹ năng này, muốn bạn rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống.
Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả.
Nhiều bạn trong chúng ta không thể tự quyết định các tình huống.
Bạn hãy xem, một người có thái độ tích cực, khi gặp khó khăn đều tự bảo mình những câu “phải làm thế này, phải giải quyết thế kia…” để họ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không chỉ đổ thừa với bất kỳ lí do nào vì không giải quyết được, hoặc để đấy mặc mọi chuyện tiếp diễn ra sao.
Bạn hãy học và thể hiện sự quyết đoán của mình, đấy là kỹ năng cần thiết và nó giúp bạn luôn có hiệu quả trong công việc.

Thứ ba: Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Du học là bạn có thêm nhiều mối quan hệ, sự va chạm với các nền văn hóa khác nhau. Nhưng thử tưởng tượng xem, bạn sống trong một môi trường mà không có một mối quan hệ tốt nào được xây dựng sẽ ra sao? Xét trong phạm vi nhỏ, ở lớp học mới, bạn ngồi một chỗ, giương mắt u buồn nhìn người khác mãi ư? Nơi sinh hoạt mới, bạn bị bỏ rơi kiểu như không ai biết đến sự tồn tại của mình. Bạn bị lạc trong một đám đông ở nơi xa lạ. Bạn sẽ giải quyết mọi chuyện như thế nào? Lúc này chẳng phải tốt nhất là bạn nên mở rộng các mối quan hệ hơn?

Thứ tư: Kỹ năng chi tiêu, quản lý tiền bạc

 Chắc hẳn bạn đã gặp tình huống như sau: Bạn nhìn thấy một vật gì đấy trong cửa hàng và thấy rằng vật này rất cần cho mình bỏ tiền ra mua ngay lúc ấy, nhưng sau đó một tuần hay một tháng chắc chắn bạn không còn nhớ đến chúng nữa nếu chúng thật sự không cần thiết. Ham muốn có được những món đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là thói quen “có hại cho túi tiền” của bạn.

Vì thế. Hãy tự lập bảng chi tiêu và tiết kiệm cho chính mình, bằng cách ghi chép cụ thể rõ ràng những món đồ thật sự cần đến, tự tính xem một tháng bạn cần chi khoảng bao nhiêu tiền và có thể để dành được bao nhiêu cho những trường hơp cần kíp. Chắc chắn bạn sẽ làm chủ được túi tiền của mình.

Thứ năm: Kỹ năng học tập

Mọi du học sinh đều không để ý đến kỹ năng này, họ thường có tâm lý mình đi du học được thì sẽ theo học được. Điều đó hoàn toàn không chính xác khi bạn bắt đầu học bởi 1 ngôn ngữ mới, một môi trường mới. Nếu bạn không chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị cách học cho mình thì bạn sẽ không thể bắt kịp với các bạn sinh viên bản xứ. Hãy tự lập cho mình một thời gian biểu giữa học tiếng hàn, học các môn văn hóa... và chơi cho hợp lý, điều đó sẽ rất có ích cho bạn đấy

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Bài 14: Từ Vựng Các Loài Động Vật

Bài 14: Từ Vựng Các Loài Động Vật

Từ vựng các loài động vật
  1. 낙타: Lạc đà
  2. 늑대 : Chó sói
  3. 닭 : Gà
  4. 돼지 : Heo
  5. 말 : Ngựa
  6. 모기: Muỗi
  7. 물소 : Trâu
  8. 바퀴벌레: Gián
  9. 뱀 :Rắn
  10. 사자:Sư tử
  11. 개: Chó
  12. 강아지: Chó con ,cún con
  13. 개미: Con Kiến
  14. 게: Con Cua
  15. 거미: Nhện
  16. 거위: Ngỗng
  17. 고양이: Mèo
  18. 곰: Gấu
  19. 공룡:Khủng long
  20. 나비: Con bướm
  21. 새 :chim
  22. 소 :Bò
  23. 악어: Cá sấu
  24. 여우:Cáo
  25. 양 : Cừu
  26. 염소: dê
  27. 원숭이 : Khỉ
  28. 오리 :Vịt
  29. 쥐 : Chuột
  30. 타조 :Đà điểu
  31. 파리: Ruồi
  32. 하마:Hà mã
  33. 호랑이: Hổ
  34. 개구리: Con ếch.
  35. 거북: Con rùa.
  36. 고래: Cá heo.
  37. 기린: Hươu cao cổ.
  38. 노루: Con hoẵng.
  39. 당나귀: Con lừa.
  40. 독수리: Đại bàng.
  41. 멧돼지: Lợn lòi( lợn rừng).
  42. 무당벌레: Con cánh cam.
  43. 문어: Bạch tuộc.
  44. 물개: Rái cá.
  45. 백조:Thiên nga.
  46. 부엉이: Cú mèo.
  47. 잠자리:chuồn chuồn
  48. 고춧잠자리:chuồn chuồn ớt
  49. 타조:đà điểu
  50. 사슴: Con hươu.
  51. 사슴벌레: Bọ cánh cứng.
  52. 쇠똥구리: Bọ hung.
  53. 앵무새: Con vẹt.
  54. 사마귀: Con bọ ngựa.
  55. 얼룩말: Ngựa vằn
  56. 제비: Chim nhạn.
  57. 참새: Chim sẻ.
  58. 토끼: Con thỏ.
  59. 홍학: hồng hạc.
  60. 너구리:chồn
  61. 다람쥐:sóc
  62. 달팽이:ốc sên
  63. 박쥐:con dơi
  64. 까마귀:con quạ
  65. 가오리:cá đuối
  66. 장어:cá dưa
  67. 갈치:cá đao
  68. 메기:cá trê
  69. 상어:cá mập
  70. 돌고래:cá voi
  71. 잉어:cá chép
  72. 금붕어:cá vàng
  73. 숭어:cá chuối(cá quả)
  74. 해마:cá ngựa
  75. 오징어:mực
  76. 낙지:bạch tuộc nhỏ
  77. 불가사리:sao biển
  78. 거머리 : Đỉa
  79. 벌 : ong
  80. 비둘기 : bồ câu nâu
  81. 매미 : ve
  82. 방아깨비: cào cào
  83. 곰 : gấu

Trung Tâm Tiếng Hàn SOFL Chúc các bạn học tốt nhé!

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Những Điều Cần Biết Về Tiếng Hàn Trước Khi Học

Những Điều Cần Biết Về Tiếng Hàn Trước Khi Học
những điều cần biết về tiếng hàn
Những ai muốn học tiếng hàn đều tự đặt ra trong đầu mình rất nhiều câu hỏi. Việc giải đáp các câu hỏi này sẽ khiến các bạn thấy rất nhiều khó khăn khi học. Chính vì lý do đó những ai học được tiếng hàn thì sẽ có rất nhiều cơ hội khi bước chân vào cuộc sống tự lập.

Đầu tiên Ai sử dụng tiếng Hàn?

Người sử dụng tiếng hàn chủ yếu người Hàn Quốc và người Triều Tiên, gồm cả một số kiều dân Triều Tiên đang sống ở nước ngoài.

Có bao nhiêu người dụng tiếng Hàn?

Khoảng 77 triệu người sử dụng tiếng Hàn, đứng thứ 13 trên thế giới, bằng với tiếng Pháp, tiếng Ý, là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên thứ 10 trên internet.
Trước đây người Hàn quốc sử dụng tiếng Hán để ghi chép, vào thế kỷ thứ 15 tiếng Hàn được ra đời, còn nhiều tranh cãi về thể loại tiếng Hàn nhưng đa số ý kiến cho rằng thuộc dạng ngôn ngữ (chắp dính), có 14 phụ âm và 10 nguyên âm, rất dễ ghép và học thuộc, tiếng Hàn còn một tên nữa là Ashimkul(아침글): loại chữ có thể học trong vòng 1 buổi sang, tóm lại bạn không quá mất nhiều thời gian để có thể đọc viết tiếng Hàn.

Ngữ pháp tiếng hàn có dễ học hay không?

Theo trật tự SOV, không thay đổi trật tự ngữ pháp trong câu hỏi, thời thế khá đơn giản, không thay đổi ý nghĩa của câu khi vị trí thành phần câu thay đổi, phần nhấn mạnh được đưa lên đầu câu, tổng thể rất đơn giản và dễ học.

Cách phát âm như thế nào?

Tiếng Hàn có cách phát âm mỗi vùng miền khác nhau, ngoài ra còn có phương ngôn khá nặng. Tiếng Bắc Hàn có phần khác tiếng Hàn quốc, đặc biệt là về phần Qui tắc đầu âm (두음법칙)

Từ vựng tiếng Hàn có thật sự dễ nhớ

Từ Vựng tiếng hàn gồm 3 thể loại: từ thuần Hàn, từ Hán Hàn và từ ngoại lai (tiếng Anh, tiếng Nhật). Về ngữ pháp và một số ngữ âm giống tiếng Nhật.
   
Cũng như tiếng Nhật, tiếng Hàn rất chú trọng sử dụng kính ngữ, tối thiểu có 3-4 cách thể hiện (kính ngữ- thường- bất lịch sự), có ý kiến cho rằng có 6 cách tôn kính trong sử dụng tiếng Hàn.

Hiện tại có khoảng 70 trường đại học ở Trung Quốc có khoa tiếng Hàn, 17 trường đại học có kkhoa tiếng Hàn và 286 trường phổ thông đào tạo tiếng Hàn tại Nhật Bản, có 17 trường có khoa tiếng Hàn tại Việt Nam, Thái Lan có 7 trường, có khoảng 15 trường đại học ở Mông cổ. Tổng 742 trường đại học trên thế giới đào tạo tiếng Hàn hoặc có khoa tiếng Hàn, khoảng  2000 trung tâm đào tạo tiếng Hàn  trên thế giới (không tính Nhật Bản).

Chính vì thế tại sao chúng ta không học tiếng hàn? Hãy quyết định thật nhanh trước khi các bạn có ý định từ bỏ nó!


Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Những Điều Cần Biết Về Tiếng Hàn Trước Khi Học

Những ai muốn học tiếng hàn đều tự đặt ra trong đầu mình rất nhiều câu hỏi. Việc giải đáp các câu hỏi này sẽ khiến các bạn thấy rất nhiều khó khăn khi học. Chính vì lý do đó những ai học được tiếng hàn thì sẽ có rất nhiều cơ hội khi bước chân vào cuộc sống tự lập.

Đầu tiên Ai sử dụng tiếng Hàn?

Người sử dụng tiếng hàn chủ yếu người Hàn Quốc và người Triều Tiên, gồm cả một số kiều dân Triều Tiên đang sống ở nước ngoài.

Có bao nhiêu người dụng tiếng Hàn?

Khoảng 77 triệu người sử dụng tiếng Hàn, đứng thứ 13 trên thế giới, bằng với tiếng Pháp, tiếng Ý, là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên thứ 10 trên internet.
Trước đây người Hàn quốc sử dụng tiếng Hán để ghi chép, vào thế kỷ thứ 15 tiếng Hàn được ra đời, còn nhiều tranh cãi về thể loại tiếng Hàn nhưng đa số ý kiến cho rằng thuộc dạng ngôn ngữ (chắp dính), có 14 phụ âm và 10 nguyên âm, rất dễ ghép và học thuộc, tiếng Hàn còn một tên nữa là Ashimkul(아침글): loại chữ có thể học trong vòng 1 buổi sang, tóm lại bạn không quá mất nhiều thời gian để có thể đọc viết tiếng Hàn.

Ngữ pháp tiếng hàn có dễ học hay không?

Theo trật tự SOV, không thay đổi trật tự ngữ pháp trong câu hỏi, thời thế khá đơn giản, không thay đổi ý nghĩa của câu khi vị trí thành phần câu thay đổi, phần nhấn mạnh được đưa lên đầu câu, tổng thể rất đơn giản và dễ học.

Cách phát âm như thế nào?

Tiếng Hàn có cách phát âm mỗi vùng miền khác nhau, ngoài ra còn có phương ngôn khá nặng. Tiếng Bắc Hàn có phần khác tiếng Hàn quốc, đặc biệt là về phần Qui tắc đầu âm (두음법칙)

Từ vựng tiếng Hàn có thật sự dễ nhớ

Từ Vựng tiếng hàn gồm 3 thể loại: từ thuần Hàn, từ Hán Hàn và từ ngoại lai (tiếng Anh, tiếng Nhật). Về ngữ pháp và một số ngữ âm giống tiếng Nhật.
   
Cũng như tiếng Nhật, tiếng Hàn rất chú trọng sử dụng kính ngữ, tối thiểu có 3-4 cách thể hiện (kính ngữ- thường- bất lịch sự), có ý kiến cho rằng có 6 cách tôn kính trong sử dụng tiếng Hàn.

Hiện tại có khoảng 70 trường đại học ở Trung Quốc có khoa tiếng Hàn, 17 trường đại học có kkhoa tiếng Hàn và 286 trường phổ thông đào tạo tiếng Hàn tại Nhật Bản, có 17 trường có khoa tiếng Hàn tại Việt Nam, Thái Lan có 7 trường, có khoảng 15 trường đại học ở Mông cổ. Tổng 742 trường đại học trên thế giới đào tạo tiếng Hàn hoặc có khoa tiếng Hàn, khoảng  2000 trung tâm đào tạo tiếng Hàn  trên thế giới (không tính Nhật Bản).

Chính vì thế tại sao chúng ta không học tiếng hàn? Hãy quyết định thật nhanh trước khi các bạn có ý định từ bỏ nó!


Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Danh từ 의 và cách phát âm từ có “의”

Danh từ 의 và cách phát âm từ có “의”



DANH TỪ 의
Danh từ의là trợ từ chỉ sở hữu cách. Đứng sau danh từ, chỉ sự sở hữu, có nghĩa: thuộc về, của.
CẤU TRÚC:
동생 + 의 = 동생의( của em )
나 + 의 = 나의 (của tôi )

LƯU Ý:
với sở hữu cách của các đại từ như 나, 너,저 có thể rút gọn:
나의 = 내: 나의 동생 = 내동생
너의 = 네: 너의 애인 = 네애인
저의 = 제: 저의 친구 = 제친구

VÍ DỤ:
이건 누구의 차 입니까?
Xe này là của ai?

제 이름은 타오 입니다
Tôi tên là Thảo.

베트남의 날씨는 어떻습니까?
Thời tiết Việt Nam như thế nào?

이제부터는 과일의 게절 입니다.
Từ bây giờ là mùa của hoa quả

Cách phát âm từ có “의”

1) Từ ghép có phụ âm đi kèm nguyên âm “ㅢ“ đứng trước

희망, 희생, …thì âm “ㅢ/ưi” ở đây chúng ta đọc là “이/i”
Cách đọc lần lượt là:
희망 -> [히망](Hi mang)
희생 -> [히생](Hi Seng)

Hoặc từ ghép có phụ âm đi kèm nguyên âm “ㅢ“ đứng sau/Từ ghép mà sau nó là 의(không kèm phụ âm)

동의, 주의, 무늬…thì âm “ㅢ/ưi” ở đây chúng ta cũng đọc là “이/i”
Cách đọc lần lượt là:
무늬 -> [무니] (Mu Ni)
경희 -> [경히] (Kyung Hi)
동의 -> [동이] (Dong I)
주의 -> [주이] (Chu I)

2) Từ ghép chỉ có nguyên âm “의”(từ đứng trước)

의사, 의학, 의자…thì sẽ đọc là “의/ưi”(giữ nguyên không thay đổi)
Cách đọc lần lượt là:
의사 -> 의사(Ưi Sa)
의학 -> 의학(Ưi Hak)
의자 -> 의자(Ưi Cha)

3) Khi “의“ là từ chỉ sự sở hữu mang nghĩa “của”

우리의 나라, hung 씨의 친구…thì chúng ta đọc “의“ở đây là “에/ê”
Cách đọc lần lượt là:
우리의 나라 -> [우리에 나라](Uri ê nara)
Hung씨의 친구 -> [hung 씨에 친구](Hung ssi ê Chinku)


Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Những Vấn Đề Khiến Hồ Sơ Du Học Bị Loại


1. Lỗi không đáp ứng về thời gian:

Tất cả các chương trình học bổng du học hàn quốc và nhiều học bổng khác đều sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nếu ứng viên không gửi hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường hay tổ chức nhận hồ sơ đúng hạn, thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức, cho dù thành tích của bạn có cao đến mức nào. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã gừi hồ sơ đi sớm nhất có thể, ít nhất là trước khi kết thúc chương trình.

2. Kết quả học tập chưa đạt yêu cầu:

Vấn đề điểm số luôn là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Mỗi chương trình học bổng lại có những quy định khác nhau về điểm số, những học bổng có tính cạnh tranh càng cao thì yêu cầu về điểm số lại càng cao. Thậm chí, nhiều hình thức học bổng chỉ nhận hồ sơ của những người có điểm giỏi hoặc suất sắc. Hãy cố gắng đảm bảo điểm GPA của mình ở mức độ “an toàn”, để nâng cao cơ hội nhận được học bổng cho bản thân. Cùng với đó nếu bạn hoàn thành kỳ thi topik xuất sắc cùng với chứng chỉ tiếng anh thì có thể giúp bạn rất nhiều.

3. Bài luận hạn chế:

Một bài luận hay sẽ là cứu cánh cho tất cả những bộ hồ sơ xin du học. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.Và dĩ nhiên, hồ sơ của bạn sẽ bị loại.

4. Thông tin sai lệch:

Trong hầu hết các hồ sơ, các trường luôn tìm cách để chứng thực các thông tin trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn “khai man” bất cứ thông tin nào, dù chỉ là những thông tin ngoài lề, không liên quan đến chương trình học, hồ sơ của bạn cũng bị loại ngay lập tức. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo tính xác thực trong mỗi câu chữ ở hồ sơ của bạn nhé.

5. Bộ hồ sơ cẩu thả:

Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người xét tuyển cảm thấy không được tôn trọng. Thậm chí, ngay từ bộ hồ sơ của bạn, họ có thể đánh giá được ngay con người của bạn. Và tất nhiên là hồ sơ của bạn cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.

6. Thiếu hoạt động ngoại khóa:

Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào của hàn quốc, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp tiếng hàn, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.

Những kinh nghiệm trên đây hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn có mong muốn, nguyện vong tìm kiếm học bổng đi đúng con đường. Chúc các bạn thành công!

Các bạn có thể xem thêm bài đăng: Kinh nghiệm săn học bổng tiếng hàn

Nguồn: trung tam tieng han SOFL