Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

AMD A8-7600: Có đáng với sự chờ đợi?

AMD A8-7600: Có đáng với sự chờ đợi?


Warning: Bài viết này chủ yếu tập trung về giải trí, các phép thử APU là tổng quan hoặc mang tính thử nghiệm công nghệ HSA. Bạn nào không thích, xin mới nhấn back để quay lại.

AMD A8-7600: Có đáng với sự chờ đợi?

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1328x747.

Combo sản phẩm để thực hiện bài review này chắc các bạn cũng đã hình dung ra rồi phải không? Chúng ta sẽ có sản phẩm chính là APU chúng ta đã mòn mỏi chờ đợi từ đầu năm tới giờ A8-7600. Sản phẩm mang tính bất ngờ, SSD AMD Radeon R7 240GB và mainboard sẽ gánh tất cả sản phẩm trên là Gigabyte G1.Sniper A88X. Bài viết này chỉ nói đến A8-7600, còn anh bạn AMD SSD Radeon R7 240GB này hẹn các bạn ở bài tiếp theo.

Chúng ta có A8-7600, ... một cái tên đã cực kì quen, tốn nhiều "giấy mực" và cả những tranh cãi.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1068x715.

CPU nằm gọn gàng trong hộp, đưa mặt ra để chúng ta ngó và ngắm


Một bên chúng ta vẫn có là thông tin giới thiệu công nghệ tiên tiến nhất giúp kết hợp CPU và GPU lại và làm việc hiệu quả bên cạnh nhau

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 744x841.

Mở hộp ra, vẫn như thường lệ là 1 APU A8-7600, 1 Quạt tản nhiệt, 1 giấy hướng dẫn lắp đặt và thông tin bảo hành, và chúng ta có 1 coupon giảm giá 20$ khi mua RAM AMD Radeon R9 Memory 2400Mhz.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1066x728.

Quạt trông khá mỏng cánh 65W thậm chí 45W mà, đâu cần nhiều.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 824x416.

Cận cảnh AMD APU A8-7600 và chú vịt Mickey (Sr, Donald là zịt thôi)

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 876x546.

Về công nghệ trong APU này các bạn tham khảo bài này, A8-7600 và A10-7800 có cùng công nghệ

II - Cấu hình test

Mình sẽ không chụp cả bộ lên vì bài này chỉ chủ yếu mang tính thử nghiệm CPU, cấu hình test như sau:

Cấu hình AMD:
CPU: AMD A8-7600/A10-7800
Mainboard: Gigabyte G1.Sniper A88X
RAM: Kingston HyperX 2x4GB 2133 Mhz
SSD: AMD Radeon R7 240GB
PSU: FSP Saga 500W
Case: Cooler Master Elite 361
OS: Windows 8.1
Driver: AMD Catalyst 14.7 RC

Cấu hình Intel:

CPU: Intel i5 4460
Mainboard: Gigabyte Z97M-D3H
RAM: Kingston HyperX 2x4GB 2133 Mhz
SSD: OCZ Vertex 4 128 GB
PSU: FSP Saga 500W
Case: Cooler Master Elite 361
OS: Windows 8.1
Driver: AMD Catalyst 14.7 RC

III - Phép thử thông dụng:

1. AIDA64
Đây là bộ phần mềm đánh giá về toàn bộ hiệu năng truy suất ram, CPU. Intel với phần nhân CPU lớn và mạnh hơn dễ dàng giành chiến thắng với các tác vụ thuần CPU. Với 4 nhân nhưng xung nhịp mặc định là 3.1Ghz và Boost là 3.8Ghz, A8-7600 chấp nhận đứng sau A10-7800 nhưng khoảng cách là không quá xa. Sức mạnh CPU vẫn là thế mạnh của Intel.




2. Cinebench R11.5
Phép thử này tập trung vào thử khả năng tính toán số thực và số nguyên của CPU. Với tập lệnh hỗ trợ tốt hơn cho khả năng làm việc nên Intel Core i5 dễ dàng giành chiến thắng! Tuy nhiên, A8-7600 vẫn chứng tỏ sự p/p của mình khi không thua kém mấy so với A10-7800.


3. PCMark 8: Home

Đây là phần mềm đánh giá sức mạnh của toàn bộ hệ thống trong giải trí gia đình, giúp bạn định vị hệ thống bạn khi giải trí so với những bộ vi xử lý khác. Với khả năng xử lý đồ họa và tăng tốc thông qua xử lý công việc qua GPU, chip A8-7600 vẫn hơn i5-4460 ở mức 45W và 65W ngang mức so với A10-7800 45W. Với sức mạnh của A10, hơn về đồ họa, A10-7800 dễ dàng giành chiến thắng.


4. 3DMark

Khi chạm vào mặt mạnh của APU AMD, đó là đồ họa thì chúng ta cũng thấy chip AMD vượt trội thế nào... AMD A8-7600 dễ dàng đánh bại i5-4460 và chịu thua A10-7800 khoảng 15-25% tùy mức TDP.


5. Basemark

Đây là phần mềm đánh giá khả năng xử lý tổng hợp của cả CPU và GPU nhằm giải quyết 1 công việc nặng. Chip AMD cho thấy khả năng xử lý tuyệt vời, vượt hoàn toàn với i5-4460, chip A8-7600 không thua kém nhiều với A10-7800.


6. Photoshop CC

Mình thực hiện chụp 1 ảnh có kích thước 3000x4000 Pixel và sau đó cho up-scaling lên 12000x16000 pixel. Ở độ phân giải lớn và tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ, và CPU lẫn GPU thì AMD với card đồ họa mạnh với công nghệ HSA giúp AMD giành chiến thắng dễ dàng! Chip A8-7600 tiếp tục tỏ ra không chịu thua kém A10-7800 khi tiếp tục bám rất sát


7. LibreOffice

Phần mềm tương tự như Microsoft Office nhưng LibreOffice hoàn toàn miễn phí. File mình chạy thử là file tính toán tài chính, ngân hàng, xử lý giao dịch và tính ra tác động lên điểm cổ phiếu. Mình thiếu lập 2 thử nghiệm là 1500 dòng tức 1500 giao dịch và 3000 dòng - 3000 giao dịch. Với khả năng tính toán cực lớn từ 4 nhân CPU và 8 nhân GPU, AMD cho ra kết quả cực kì nhanh trong nháy mắt. Kết quả trên có được nhờ vào công nghệ HSA của AMD. Chênh lệch giữa A8-7600 và A10-7800 cũng không quá lớn.


8. AMD JPEG Decoder vs Windows Build-in Decoder

Nhằm đem đến khả năng xem ảnh nhanh hơn, tối ưu hơn, tận dụng công nghệ HSA thì AMD đem đến trong bộ driver AMD Catalyst của mình ứng dụng JPEG Decoder. So với giải pháp có sẵn trong windows thì giải pháp này đem đến khả năng vượt trội. Kết quả thời gian được tính bằng giây, thời gian để render 21 ảnh có kích thước cực lớn. A10-7800 với GPU mạnh hơn chứng tỏ khả năng của mình, A8-7600 cũng tỏ ra khá tốt khi cho kết quả tốt hơn i5-4460.

Các bạn muốn học tiếng hàn mà chưa có Kinh nghiệm học tiếng hàn thì có thể tìm các phương pháp học tiếng hàn hiệu quả trên mạng hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét